Thông tin pháp lý

Các quy định pháp lý liên quan đến hợp đồng điện tử

STT Văn bản pháp luật Cơ quan ban hành Ngày ban hành
1 Luật Giao dịch điện tử 20/2023/QH15, có hiệu lực từ 01/7/2024 Quốc hội 22/06/2023
2 Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH13 Quốc hội 24/11/2015
3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP Chính phủ 16/05/2013
4 Nghị định số 165/2018/NĐ-CP Chính phủ 24/12/2018
5 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP Chính phủ 27/09/2018
6 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP Chính phủ 03/05/2020
7 Nghị định số 85/2021/NĐ-CP Chính phủ 25/09/2021
STT Văn bản pháp luật Cơ quan ban hành Ngày ban hành
1 Luật lưu trữ số 2011 Quốc hội 11/11/2011
2 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP Chính phủ 05/03/2020
3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP Chính phủ 27/09/2018
4 Thông tư 01/2019/TT-BNV Bộ Nội vụ 24/01/2019

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng điện tử ký kết trên nền tảng VNeDOC có giá trị pháp lý không?

Theo Luật Giao dịch điện tử 2005:

- Giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

- Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Theo Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 01/7/2024):

- Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng.

- Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Như vậy, Hợp đồng điện tử ký kết trên nền tảng VNeDOC có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.

Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện Hợp đồng điện tử

Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy.

Hợp đồng điện tử ký kết trên nền tảng VNeDOC có hiệu lực từ thời điểm nào?

Luật giao dịch điện tử chưa có quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng điện tử. Thời điểm Hợp đồng điện tử có hiệu lực do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Chuyển đổi Hợp đồng điện tử trên nền tảng VNeDOC sang bản giấy có giá trị pháp lý hay không? Có cần công chứng sau khi chuyển sang bản giấy để có giá trị pháp lý không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

a) Thông tin trong văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như thông điệp dữ liệu;

b) Có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu;

c) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi;

d) Trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy.

Như vậy, Hợp đồng điện tử trên nền tảng VNeDOC đáp ứng các quy định về chuyển đổi thành bản giấy và có giá trị pháp lý tương đương bản Hợp đồng điện tử. Như vậy, Hợp đồng chuyển từ bản điện tử sang bản giấy không cần công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý.

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử.

Có những loại chữ ký điện tử nào?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm:

a) Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;

b) Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng;

c) Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương chữ ký trong bản giấy không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.

Như vậy, chữ ký điện tử phải bảo đảm an toàn thì có giá trị pháp lý tương đương chữ ký trong văn bản giấy.

Để đảm bảo tính pháp lý, VNPAY khuyến nghị Khách hàng sử dụng các hình thức ký bao gồm ký HSM, remote signing, sim CA và USB token.

Có thể sử dụng các phương thức xác nhận khác không phải chữ ký điện tử không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Việc sử dụng các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do vậy, tùy theo lĩnh vực hợp đồng điện tử ký kết, khách hàng căn cứ theo pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý, VNPAY khuyến nghị Khách hàng sử dụng chữ ký điện tử khi ký kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là các hình thức ký bao gồm ký HSM, remote signing, sim CA và USB token.

Chữ ký điện tử nước ngoài có được chấp nhận khi giao kết Hợp đồng điện tử hay không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế là chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam, có hiệu lực trên thông điệp dữ liệu gửi đến tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Các Bên lựa chọn và chịu trách nhiệm về việc chấp nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài trên Hợp đồng điện tử trong giao dịch quốc tế.

Khách hàng/đối tác có bắt buộc phải sử dụng chữ ký điện tử do VNPAY cung cấp để ký trên nền tảng VNeDOC hay không?

Khách hàng/đối tác không bắt buộc phải sử dụng chữ ký điện tử do VNPAY cung cấp để ký kết trên nền tảng VNeDOC.

Hợp đồng điện tử ký trên nền tảng VNeDOC có được đảm bảo toàn vẹn trong quá trình truyền, gửi hay không?

Hợp đồng điện tử được ký bằng chữ ký số trên nền tảng VNeDOC đảm bảo tính toàn vẹn của Hợp đồng điện tử và mọi thay đổi đối với nội dung Hợp đồng điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Thông tin các bên ký kết Hợp đồng điện tử có được bảo mật khi ký kết trên nền tảng VNeDOC hay không?

Các giao dịch ký kết trên nền tảng VNeDOC đều được mã hóa, .chỉ có tài khoản của chính khách hàng mới truy cập và tải được tài liệu. Vì vậy, thông điệp dữ liệu đảm bảo tính bảo mật cho người dùng.

Trường hợp, khách hàng lựa chọn ký kết hợp đồng điện tử có chứng thực, thì dữ liệu giữa hệ thống VNeDOC với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là dữ liệu dưới dạng hash đã mã hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Công thương, đảm bảo tính bảo mật khi trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống.

Quy trình tiếp nhận thông tin hỗ trợ giải quyết tranh chấp của VNPAY

Khách hàng vui lòng tham khảo Quy chế hoạt động được công bố tại website vnedoc.vn.

VNPAY cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng theo đúng các quy định tại Quy chế hoạt động trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng điện tử có tích xanh là gì? Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng điện tử có tích xanh?

Hợp đồng điện tử có tích xanh là hợp đồng được chứng thực bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) như VNPAY, được Bộ Công thương cấp đăng ký. Trên nền tảng VNeDOC, khách hàng có thể lựa chọn ký kết theo hình thức hợp đồng này.

So với hợp đồng điện tử thông thường, hợp đồng điện tử có tích xanh sẽ được gắn thêm chữ ký số của Bộ Công thương & VNPAY và có thể kiểm tra chữ ký điện tử và tính toàn vẹn của hợp đồng được xác thực trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Quốc gia. Để khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về tính pháp lý và toàn vẹn của hợp đồng điện tử, VNPAY khuyến khích khách hàng lựa chọn hình thức Hợp đồng điện tử có tích xanh này.

Hợp đồng được ký số và chứng thực bởi các tổ chức chứng thực chữ ký số (không phải các tổ chức CeCA được Bộ Công thương cấp phép) có giá trị pháp lý không?

Có giá trị pháp lý. Tuy nhiên khi có tranh chấp xảy ra, để chứng minh được đây là bằng chứng chuẩn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì những tổ chức này KHÔNG liên kết với Trục phát triển Hợp đồng điện tử của Bộ công thương - đơn vị đã làm việc với các Cơ quan Nhà nước khác như Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin & Truyền thông để công nhận quy trình chứng thực chuẩn.

VNPAY hiện là 1 trong các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử do Bộ Công thương cấp phép, và chấp thuậnliên kết với Trục phát triển Hợp đồng điện tử của Bộ Công thương nên khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng ký kết và xác thực hợp đồng điện tử trên VNeDOC. Điều này cũng giúp khách hàng tránh khỏi rủi ro làm giả hợp đồng.

Để kiểm tra tính toàn vẹn của hợp đồng, bạn upload file hợp đồng lên trang Xác thực của Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (thuộc Bộ Công thương) để kiểm tra: https://xacthuc.ceca.gov.vn/

Hợp đồng điện tử ký kết trên nền tảng VNeDOC có giá trị pháp lý không?

Theo Luật Giao dịch điện tử 2005:

- Giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

- Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Theo Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực từ 01/7/2024):

- Hợp đồng điện tử được giao kết hoặc thực hiện từ sự tương tác giữa một hệ thống thông tin tự động với người hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì không có sự kiểm tra hay can thiệp của con người vào từng hành động cụ thể do các hệ thống thông tin tự động thực hiện hay vào hợp đồng.

- Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu: Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Như vậy, Hợp đồng điện tử ký kết trên nền tảng VNeDOC có giá trị pháp lý như hợp đồng giấy theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.

Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện Hợp đồng điện tử

Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng văn bản giấy.

Hợp đồng điện tử ký kết trên nền tảng VNeDOC có hiệu lực từ thời điểm nào?

Luật giao dịch điện tử chưa có quy định cụ thể về thời điểm có hiệu lực của Hợp đồng điện tử. Thời điểm Hợp đồng điện tử có hiệu lực do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Chuyển đổi Hợp đồng điện tử trên nền tảng VNeDOC sang bản giấy có giá trị pháp lý hay không? Có cần công chứng sau khi chuyển sang bản giấy để có giá trị pháp lý không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Văn bản giấy được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:

a) Thông tin trong văn bản giấy được bảo đảm toàn vẹn như thông điệp dữ liệu;

b) Có thông tin để xác định được hệ thống thông tin và chủ quản hệ thống thông tin tạo lập, gửi, nhận, lưu trữ thông điệp dữ liệu gốc để tra cứu;

c) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy và thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển đổi;

d) Trường hợp thông điệp dữ liệu là chứng thư điện tử thì việc chuyển đổi phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b và c khoản này và phải có chữ ký, con dấu (nếu có) của cơ quan, tổ chức thực hiện chuyển đổi theo quy định của pháp luật. Hệ thống thông tin phục vụ chuyển đổi phải có tính năng chuyển đổi từ thông điệp dữ liệu sang văn bản giấy.

Như vậy, Hợp đồng điện tử trên nền tảng VNeDOC đáp ứng các quy định về chuyển đổi thành bản giấy và có giá trị pháp lý tương đương bản Hợp đồng điện tử. Như vậy, Hợp đồng chuyển từ bản điện tử sang bản giấy không cần công chứng để đảm bảo giá trị pháp lý.

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử.

Có những loại chữ ký điện tử nào?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm:

a) Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;

b) Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng;

c) Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.

Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý tương đương chữ ký trong bản giấy không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.

Như vậy, chữ ký điện tử phải bảo đảm an toàn thì có giá trị pháp lý tương đương chữ ký trong văn bản giấy.

Để đảm bảo tính pháp lý, VNPAY khuyến nghị Khách hàng sử dụng các hình thức ký bao gồm ký HSM, remote signing, sim CA và USB token.

Có thể sử dụng các phương thức xác nhận khác không phải chữ ký điện tử không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Việc sử dụng các hình thức xác nhận khác bằng phương tiện điện tử để thể hiện sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu mà không phải là chữ ký điện tử thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan.

Do vậy, tùy theo lĩnh vực hợp đồng điện tử ký kết, khách hàng căn cứ theo pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý, VNPAY khuyến nghị Khách hàng sử dụng chữ ký điện tử khi ký kết hợp đồng điện tử, đặc biệt là các hình thức ký bao gồm ký HSM, remote signing, sim CA và USB token.

Chữ ký điện tử nước ngoài có được chấp nhận khi giao kết Hợp đồng điện tử hay không?

Theo Luật giao dịch điện tử 2023:

Chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế là chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài của tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam, có hiệu lực trên thông điệp dữ liệu gửi đến tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Các Bên lựa chọn và chịu trách nhiệm về việc chấp nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài trên Hợp đồng điện tử trong giao dịch quốc tế.

Khách hàng/đối tác có bắt buộc phải sử dụng chữ ký điện tử do VNPAY cung cấp để ký trên nền tảng VNeDOC hay không?

Khách hàng/đối tác không bắt buộc phải sử dụng chữ ký điện tử do VNPAY cung cấp để ký kết trên nền tảng VNeDOC.

Hợp đồng điện tử ký trên nền tảng VNeDOC có được đảm bảo toàn vẹn trong quá trình truyền, gửi hay không?

Hợp đồng điện tử được ký bằng chữ ký số trên nền tảng VNeDOC đảm bảo tính toàn vẹn của Hợp đồng điện tử và mọi thay đổi đối với nội dung Hợp đồng điện tử sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện.

Thông tin các bên ký kết Hợp đồng điện tử có được bảo mật khi ký kết trên nền tảng VNeDOC hay không?

Các giao dịch ký kết trên nền tảng VNeDOC đều được mã hóa, .chỉ có tài khoản của chính khách hàng mới truy cập và tải được tài liệu. Vì vậy, thông điệp dữ liệu đảm bảo tính bảo mật cho người dùng.

Trường hợp, khách hàng lựa chọn ký kết hợp đồng điện tử có chứng thực, thì dữ liệu giữa hệ thống VNeDOC với Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam là dữ liệu dưới dạng hash đã mã hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Công thương, đảm bảo tính bảo mật khi trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống.

Quy trình tiếp nhận thông tin hỗ trợ giải quyết tranh chấp của VNPAY

Khách hàng vui lòng tham khảo Quy chế hoạt động được công bố tại website vnedoc.vn.

VNPAY cam kết sẽ hỗ trợ khách hàng theo đúng các quy định tại Quy chế hoạt động trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng điện tử có tích xanh là gì? Lợi ích của việc sử dụng hợp đồng điện tử có tích xanh?

Hợp đồng điện tử có tích xanh là hợp đồng được chứng thực bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA) như VNPAY, được Bộ Công thương cấp đăng ký. Trên nền tảng VNeDOC, khách hàng có thể lựa chọn ký kết theo hình thức hợp đồng này.

So với hợp đồng điện tử thông thường, hợp đồng điện tử có tích xanh sẽ được gắn thêm chữ ký số của Bộ Công thương & VNPAY và có thể kiểm tra chữ ký điện tử và tính toàn vẹn của hợp đồng được xác thực trên Trục phát triển hợp đồng điện tử Quốc gia. Để khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về tính pháp lý và toàn vẹn của hợp đồng điện tử, VNPAY khuyến khích khách hàng lựa chọn hình thức Hợp đồng điện tử có tích xanh này.

Hợp đồng được ký số và chứng thực bởi các tổ chức chứng thực chữ ký số (không phải các tổ chức CeCA được Bộ Công thương cấp phép) có giá trị pháp lý không?

Có giá trị pháp lý. Tuy nhiên khi có tranh chấp xảy ra, để chứng minh được đây là bằng chứng chuẩn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì những tổ chức này KHÔNG liên kết với Trục phát triển Hợp đồng điện tử của Bộ công thương - đơn vị đã làm việc với các Cơ quan Nhà nước khác như Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin & Truyền thông để công nhận quy trình chứng thực chuẩn.

VNPAY hiện là 1 trong các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử do Bộ Công thương cấp phép, và chấp thuậnliên kết với Trục phát triển Hợp đồng điện tử của Bộ Công thương nên khách hàng hoàn toàn có thể tin tưởng ký kết và xác thực hợp đồng điện tử trên VNeDOC. Điều này cũng giúp khách hàng tránh khỏi rủi ro làm giả hợp đồng.

Để kiểm tra tính toàn vẹn của hợp đồng, bạn upload file hợp đồng lên trang Xác thực của Trục phát triển hợp đồng điện tử Việt Nam (thuộc Bộ Công thương) để kiểm tra: https://xacthuc.ceca.gov.vn/